Trong quan niệm của người xưa, bàn chân bẹt là dấu hiệu cho thấy cuộc sống tương lai sẽ vất vả. Ngay nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đều biết đây là 1 trong những dị tật ở xương chân. Nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách từ sớm sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả, đảm bảo hoạt động của chân cũng như tính thẩm mỹ.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu làm sao để nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ nhé.
Tại sao trẻ bị bàn chân bẹt?
Bàn chân bẹt là hiện lượng lòng bàn chân bằng phẳng, trong khi bình thường thì ở giữa lòng bàn chân sẽ có vùng lõm nhất định với độ lõm tùy theo từng trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi thường bàn chân cũng chưa hình thành vùng lõm cũng như các dây chằng, do đó, chỉ sau đó thì hội chứng bàn chân bẹt mới thể hiện rõ ràng.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị bàn chân bẹt chủ yếu là do di truyền. Bên cạnh đó, nếu trẻ thường có thói quen đi chân đất, dùng dép đế bằng, hoặc là sở hữu gen xương khớp mềm thì sau một thời gian hội chứng bàn chân bẹt cũng dần hình thành.
Những trẻ bị mắc bệnh lý về xương khớp, bệnh lý thần kinh, thừa cân… cũng có nguy cơ bị mắc hội chứng bàn chân bẹt lớn hơn… Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có những ảnh hưởng nhất định. Nếu như tình trạng nhẹ thì người bệnh không nhận thấy những điểm bất thường. Nhưng nếu như bệnh nặng khiến khung xương không đủ khả năng chịu đựng sẽ dễ dẫn tới hiện tượng đau đầu gối, đau ở mắt cá chân, đau khớp háng, đau thắt lưng… mỗi khi di chuyển.
Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
- Biện pháp đầu tiên là cha mẹ sử dụng nước màu (phẩm màu an toàn). Để trẻ đặt bàn chân lên nước màu, sau đó in lên tờ bìa, giấy trắng, nền gạch… cũng như bất cứ mặt phẳng nào tiện cho việc quan sát dấu chân. Nếu như toàn bộ bàn chân của trẻ đều được in rõ ràng trên bề mặt thì khả năng cao là trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt. Ngược lại, nếu trong hình bàn chân có khoảng trống nhỏ ở vị trí eo, hình tương tự như vòm cung thì cha mẹ có thể yên tâm về cấu trúc bàn chân của con hoàn toàn bình thường.
- Cách thứ 2, thay vì lấy dấu chân trên mặt phẳng thì cha mẹ có thể quan sát cấu trúc chân của con bằng việc để trẻ dẫm lên cát. Nếu như vùng cát lún hình bàn chân thấy có đường cong nghĩa là chân trẻ vẫn bình thương, còn nếu cả bàn chân dồn xuống cát thì có thể trẻ đã bị chứng bàn chân bẹt.
- Thêm 1 cách nữa là cha mẹ luồn ngón tay xuống dưới gan bàn chân. Nếu bình thường thì ở vùng này sẽ võng nhẹ, ngón tay đưa vào được. Ở trẻ có bàn chân bẹt, khe hở này không tồn tại nên không thể dùng tay không để luồn ở dưới chân của trẻ.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Làm sao để nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ? Nếu các biện pháp kiểm tra kể trên cùng cho kết quả nghi ngờ trẻ bị bàn chân bẹt thì các bạn nên đưa tới bệnh viện để được kiểm tra kĩ hơn và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé !
Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html