Các triệu chứng đau bàn chân

Ngày đăng 18/09/2023 15:16

Đau bàn chân là một tình trạng sức khỏe khá phổ biến với các dạng khác nhau, từ đau ngón chân, gan bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, mắt cá, mu bàn chân… Nó khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để có thể điều trị hiệu quả thì trước tiên cần xác định được vị trí đau, nguyên nhân cụ thể, đi khám khi có triệu chứng.

Dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về triệu chứng đau bàn chân nhé.

Đau bàn chân và triệu chứng đi kèm

Tuy ở vị trí thấp nhất cơ thể nhưng bàn chân là bộ phận tập trung tới 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết, cùng với đó là nhiều động mạch và tĩnh mạch. Chân chịu trách nhiệm chuyển động, chịu áp lực từ trọng lượng của cơ thể nên dễ gặp chân thương nếu không được chăm sóc đúng cách.

trieu-chung-dau-ban-chan-2

Cơn đau nhức ở bàn chân có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau:

- Đau khi đứng hoặc rát trong lòng bàn chân.

- Đau từ ngón chân tới gót chân.

- Sưng, đau, tê cứng nếu bị bong gân mắt cá chân hoặc có tổn thương ngón chân.

- Bầm tím và đỏ.

- Tê ngứa các ngón.

- Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.

- Cơn đau tăng dần khi đi, đứng, chạy bộ.

Các nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến

Đau ban chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:

- Hội chứng bàn chân bẹt

- Bong gân và căng cơ

- Bệnh gút

- Viêm bao hoạt dịch ngón cái

- Viêm cơ mạc bàn chân

- Chứng đau cựa gót chân

- Ngón chân đầu búa

- U thần kinh bàn chân

- Viêm gân Achilles

- Do bệnh đái tháo đường

Đau bàn chân khi nào cần đi khám ?

trieu-chung-dau-ban-chan

Khi có một trong các dấu hiệu sau thì các bạn nên đến bệnh viện để khám, được các bác sĩ xác định mức độ tổn thương cũng như biện pháp xử lý phù hợp:

- Tình trạng đau dai dẳng không cải thiện sau vài tuần.

- Bàn chân bị sưng tấy từ 2 – 5 ngày, không thể đi bộ hoặc chân khó đứng vững khi bị chấn thương.

- Có cảm giác ngứa ran, tê, đau rát – nhất là ở lòng bàn chân.

- Vị trí bị đau có vết thương hở, chảy mủ.

- Có dấu hiệu bị nhiễm trùng: Mẩn đỏ, ấm, đau bàn chân kèm theo sốt.

Mẹo giảm đau chân tại nhà

- Nghỉ ngơi: Cần để chân được nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh cho tới khi cơn đau giảm hẳn. Tiếp đó cần thực hành cá bài tập nhẹ nhàng tại chỗ có tác động tích cực tới chân như đi bộ, đi bước nhỏ.

- Mát xa chân: Đây là cách giúp giảm đau chân mà bạn có thể thực hiện hàng ngày. Mát xa giúp máu lưu thông tốt hơn, chân hoạt động linh hoạt, giảm đau khớp.

- Chườm lạnh: Giúp giảm viêm, các bạn có thể cho đá viên vào khăn, bọc lại rồi áp lên vùng bị đau trong 15 – 20 phút, làm 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trên đây là các triệu chứng đau bàn chân, các bạn hãy ghi nhớ để nhận biết và có biện pháp xử lý phù hợp khi không may gặp phải nhé!

Nguồn: Cải thiện đau bàn chân với  máy tập phục hồi chức năng tay chân.