Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Ngày đăng 09/12/2021 10:13

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, từ thể chất, nội tiết tố đến tâm sinh lý. Vì vậy, trong thời gian này, cũng có rất nhiều vấn đề bất thường có thể xảy ra với cơ thể và sức khỏe người mẹ, ví dụ như tình trạng đau xương mu.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai

Cách giảm đau xương mu khi mang thai

Trong những tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng đau xương mu do sự giãn nở của xương khớp vùng chậu để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Đau xương mu là những cơn đau âm ỉ, dai dẳng hoặc cũng có khi dội lên từng cơn ngắn trong chốc lát ở hai bên bẹn, đùi, xung quanh vùng xương chậu.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-1

Nguyên nhân gây ra đau xương mu được xác định là do biến đổi hocmon trong cơ thể người mẹ khi mang thai, khiến xương khớp giãn nở, kém linh hoạt, dẻo dai và đau nhức, đặc biệt vùng xương chậu. Bên cạnh đó, vì hoạt động tuần hoàn tăng cao trong thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi  nên các phần dưới cơ thể người mẹ khi mang thai phải hoạt động quá mức và rất áp lực gây ra triệu chứng phù nề, chèn ép vào vùng xương mu cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau ở khu vực này.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-2

Ngoài ra, trong nhứng tháng cuối mang thai, em bé ở trong tử cung cũng bắt đầu có sự chuyển động, quẫy đạp nhiều hơn để thay đổi tư thế hướng về phía dưới âm đạo chuẩn bị cho sự chuyển dạ cũng tạo ra áp lực và căng thẳng lên xương mu; do vậy, người mẹ sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc dội lên do bị thúc ép ở xương mu nhất là khi thai nhi có sự chuyển động, cơn đau này càng rõ rệt khi người mẹ chuyển dạ.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-3

Đối với những người mẹ mang đa thai hoặc mang thai từ lần thứ hai trở lên thường có nguy cơ cao bị đau xương mu. Bởi khi mang thai nhiều lần, cơ bụng và xương khớp vùng chậu sẽ mềm hơn, co giãn hơn nên thai nhi nằm ở vị trí thấp hơn, gần xương mu hơn và tạo áp lực, gây đau xương mu nhiều hơn.

Không những vậy, trọng lượng thai nhi cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ; thai nhi lớn từ 4kg trở lên sẽ khiến người mẹ khó tránh khỏi những cơn đau xương mu âm ỉ và dai dẳng trong thời gian cuối mang thai.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-4

Khi bị đau xương mu, phụ nữ mang thai cần đi thăm khám để được bác sỹ tư vấn các phương pháp giảm đau; giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏecũng như hạn chế ảnh hưởng của tình trạng này; nhất là khi cơn đau kèm theo hiện tượng co thắt tử cung và có dịch nhờn âm đạo.

Đồng thời, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách đơn giản để giảm đau nhức cơ thể, xương khớp và vùng xương mu như sau:

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-5

-    Nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách: khi xuất hiện cơn đau xương mu, mẹ bầu cần ngay lập tức để cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Trong quá trình mang thai, mẹ bàu cũng nên hạn chế vận động quá sức, chú ý chăm sóc, thả lỏng cơ thể để ngăn ngừa cơn đau.

-    Chú ý tư thế vận động: để hạn chế cũng nhưgiảm đau xương mu, tư thế người mẹ rất quan trọng. Mẹ bầu nên ưu tiên nằm nghiêng khi ngủ, nghỉ; khi ngồi cần thẳng lưng và có chỗ dựa, không ngồi xổm, cúi lưng, không nên ngồi lâu một tư thế. Nếu phải vận động tư thế đứng thì chú ý đứng hai chân mở rộng bằng vai và thả lỏng hai vai.

cach-giam-dau-xuong-mu-khi-mang-thai-6

-    Mang đai: trên thị trường hiện nay có loại đai đeo dành cho bà bầu để giúp nâng đỡ, giảm áp lực của bụng bầu lên vùng xương chậu nên cũng có tác dụng giảm đau xương mu rất hiệu quả.

Để giảm nguy cơ và triệu chứng đau xương mu khi mang thai, bà bầu cũng nên áp dụng massage trị liệu, tập những bài thể dục phù hợp giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt, giúp máu lưu thông tốt hơn; ăn uống đầy đủ dưỡng chất; đi giày thấp, đế bằng…