Cách massage bấm huyệt để chữa viêm tai giữa hiệu quả

Ngày đăng 22/11/2019 09:34

Viêm tai giữa không phải chứng bệnh hiếm gặp ở nước ta, đặc biệt là với trẻ em là lứa tuổi dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nhất do hệ miễn dịch yếu và chưa biết tự chăm sóc bản thân. 

Nguyên nhân bị viêm tai giữa là gì ?

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua

-    Đối với đối tượng là trẻ em thì như đã nói ở trên, nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên dễ mắc các bệnh do nhiễm khuẩn gây nên. 

Hơn nữa, khi còn nhỏ hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài nên càng dễ bị vi khuẩn và các loại virus tấn công. Khi  hệ hô hấp bị ảnh hưởng, các vi khuẩn dễ qua đường nước đi vào tai gây ra nhiễm khuẩn và gây nên chứng viêm tai nếu không vệ sinh kỹ càng mỗi ngày. 

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua-1

-    Đối với đối tượng là người lớn thì nguyên nhân chính lại đến từ thói quen vệ sinh cá nhân chưa đúng cách. Ví dụ trong quá trình vệ sinh tai chúng ta để vật nhọn chọc vào tai gây vết thương hở hoặc làm việc, sinh hoạt lâu trong một điều kiện môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn mà không vệ sinh tai cẩn thận, để nước đi vào tai thì sẽ rất dễ mắc chứng viêm tai.

-    Nguyên nhân cuối cùng tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra đó là do bệnh bị tái phát lại khi gặp điều kiện thích hợp.

Bệnh viêm tai giữa có những biểu hiện như thế nào?

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua-2

-    Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là tình trạng tai sưng đỏ, nóng lên thấy rõ và có thể xuất hiện dịch kèm mủ vàng hoặc xanh.

-    Người bệnh cũng gặp phải những cơn đau tai liên tục và tăng dần về mức độ.

-    Thính giác bị giảm dần theo thời gian và mức độ bệnh.

-    Cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, ngủ ít do mất ngủ về đêm, ở trẻ em có hiện tượng quấy khóc liên tục, chán ăn bỏ bú, ho nhiều về đêm. Người mắc thường bị sốt cao(từ 39 đến 40 độ C) và nếu không hạ sốt nhanh có thể gây co giật.

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua-3

-    Rối loạn tiêu hóa, nôn chớ, bụng đau bất thường hoặc đầy bụng.

Có nhiều cách điều trị bệnh viêm tai giữa, theo tây y là uống kháng sinh, nhỏ thuốc hoặc mức độ nặng là phẫu thuật. Theo đông y có cách trị bệnh không gây tác dụng phụ như uống kháng sinh hoặc người bệnh không phải chịu đau đớn dao kéo, đó là massage bấm huyệt để điều trị.

Cách massage bấm huyệt để chữa viêm tai giữa hiệu quả

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua-4

-    Đầu tiên là làm nóng tay: Hai tay sau khi rửa sạch và để khô thì nắm lại, sử dụng máy sấy làm nóng tay. Khi sấy hãy tập trung vào phần lỗ hổng giữa các ngón tay khi nắm lại và sử dụng nhiệt độ sấy vừa phải. Tiếp theo, khi đã tìm được điểm hút nóng mạnh thì bạn nắm hẳn các ngón tay lại và sấy mạnh hơn để tăng độ ấm. 

-    Bước thứ hai là sử dụng bên tay ấm hơn để massage, day bấm các huyệt theo thứ tự sau: Huyệt Ấn đường (nằm giữa hai bên lông mày), huyệt Cự liêu bên phải (nằm ở vị trí giao của đường thẳng đi ngang qua chân cánh mũi và đường thẳng đi qua mé ngoài lòng đen của con ngươi mắt), huyệt Chủng đầu (nằm ở đỉnh mũi), huyệt Thừa tương và cuối cùng là huyệt Nhân trung. 

cach-massage-bam-huyet-de-chua-viem-tai-giua-hieu-qua-5

Từ lâu massage đã được chứng minh là liệu pháp có tác dụng điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Với bệnh viêm tai giữa cũng vậy, các bạn hãy thực hiện các động tác massage đơn giản theo hướng dẫn để đẩy lùi căn bệnh này. Để tăng cường hệ miễn dịch các bạn nên sử dụng ghế massage mỗi ngày. Massage với ghế giúp cơ thể tăng cường lượng bạch cầu, phòng ngừa tốt với nhiều bệnh nguy hiểm.

 

 

Tags : 5 bài tập đùi mông giúp vòng 3 quyến rũ, ghế massage có chế độ sưởi ấm.